[tintuc]
Phủ Chủ tịch mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp
Cầu Long Biên nối hai quận Hoàn Kiếm với Long Biên. Cầu được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902,
đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Hiện cây cầu này vẫn là nơi các phương
tiện như xe máy, tàu hỏa, xe đạp, người đi bộ lưu thông hàng ngày.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam tại số 1, Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội. Đây là tòa nhà trăm mái duy nhất thời
Pháp thuộc tại Việt Nam, được khởi công xây dựng từ năm 1925, kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế.
Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình chứa đựng những giá trị có một không hai về lịch sử, văn hoá, kiến trúc
và mỹ thuật. Được hoàn thành vào năm 1911, Nhà hát lúc đó được sử dụng làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ
thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói.
Bắc Bộ phủ là ngôi nhà hai tầng tọa lạc tại số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, tòa nhà
này là Phủ thống sứ Bắc Kỳ. Từ năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Khách sạn Sofitel Metropole nằm trên phố Ngô Quyền, là công trình mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp
thuộc. Khách sạn được xây dựng vào năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, đây là khách
sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây từng là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội, được thiết
kế lại theo phong cách Art Deco điển hình. Cấu trúc tòa nhà cho thấy công trình này được thiết kế theo mô
hình chủ đạo của các ngân hàng Pháp thời bấy giờ.
Trường Đại học Dược Hà Nội, trước đây là trường Thuốc Đông Dương, được thành lập theo sắc lệnh của Chính phủ
Pháp do toàn quyền Doumer ký ngày 8/1/1902. Lúc bấy giờ, trường có nhiệm vụ đào tạo các y sỹ, dược sỹ
Đông Dương và nghiên cứu một số bệnh ở vùng nhiệt đới.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia nằm trên phố Tôn Đản, được xây dựng kế thừa từ Bảo tàng Louis Finot, được thiết kế
bởi các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard. Đây từng là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, công trình
được khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1932.
[/tintuc]
Trải qua mưa nắng và những thăng trầm của thời gian, những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội không chỉ mang lại nét đẹp độc đáo cho Thủ đô mà còn giúp lưu giữ dấu ấn lịch sử.
Phủ Chủ tịch mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp
Toà nhà cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương, đây từng được gọi là Phủ toàn quyền Đông Dương. Công trình phong cách thời Phục hưng do kiến trúc sư người Pháp gốc Đức Lichten Fenđơ thiết kế, xây dựng xong vào năm 1906.
Năm 1954, Hà Nội được giải phóng, toà nhà đã trở thành nơi làm việc và tiếp khách của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam. Từ đó toà nhà này được gọi là Phủ chủ tịch.
Cầu Long Biên nối hai quận Hoàn Kiếm với Long Biên. Cầu được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902,
đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Hiện cây cầu này vẫn là nơi các phương
tiện như xe máy, tàu hỏa, xe đạp, người đi bộ lưu thông hàng ngày.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam tại số 1, Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội. Đây là tòa nhà trăm mái duy nhất thời
Pháp thuộc tại Việt Nam, được khởi công xây dựng từ năm 1925, kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế.
Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình chứa đựng những giá trị có một không hai về lịch sử, văn hoá, kiến trúc
và mỹ thuật. Được hoàn thành vào năm 1911, Nhà hát lúc đó được sử dụng làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ
thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói.
Bắc Bộ phủ là ngôi nhà hai tầng tọa lạc tại số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, tòa nhà
này là Phủ thống sứ Bắc Kỳ. Từ năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Khách sạn Sofitel Metropole nằm trên phố Ngô Quyền, là công trình mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp
thuộc. Khách sạn được xây dựng vào năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, đây là khách
sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây từng là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội, được thiết
kế lại theo phong cách Art Deco điển hình. Cấu trúc tòa nhà cho thấy công trình này được thiết kế theo mô
hình chủ đạo của các ngân hàng Pháp thời bấy giờ.
Trường Đại học Dược Hà Nội, trước đây là trường Thuốc Đông Dương, được thành lập theo sắc lệnh của Chính phủ
Pháp do toàn quyền Doumer ký ngày 8/1/1902. Lúc bấy giờ, trường có nhiệm vụ đào tạo các y sỹ, dược sỹ
Đông Dương và nghiên cứu một số bệnh ở vùng nhiệt đới.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia nằm trên phố Tôn Đản, được xây dựng kế thừa từ Bảo tàng Louis Finot, được thiết kế
bởi các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard. Đây từng là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, công trình
được khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1932.
(Theo VnExpress)